Trước khi bắt đầu, nếu bạn nào đã đọc bài viết này muốn biết mình có bị rò rỉ DNS khi sử dụng VPN hay không, hãy truy cập bài viết này nhé: Chẩn đoán và khắc phục rò rỉ DNS trong VPN
Rò rỉ DNS là gì?
Khi bạn kết nối thông qua VPN, đôi khi, phần DNS trong kết nối có thể không đi cùng mọi thứ khác qua VPN. Thay vào đó, nó đi thẳng đến ISP, cung cấp tất cả thông tin về các trang web bạn đang kết nối. Ngoài việc tiết lộ hoạt động duyệt web của bạn với ISP, lỗi rò rỉ DNS cũng tiết lộ thông tin về ISP và vị trí của bạn cho các trang web bạn truy cập. Về cơ bản, việc rò rỉ DNS khiến VPN của bạn hầu như không còn tác dụng gì nữa.
Tại sao lại xảy ra rò rỉ DNS?
Rò rỉ DNS chủ yếu phát sinh do kết nối VPN được cấu hình không đúng cách, mặc dù lỗi cũng có thể xảy ra do dịch vụ của bạn bị gián đoạn. Rò rỉ DNS không dành riêng cho hệ điều hành này hay hệ điều hành khác, nhưng phổ biến hơn với một số cấu hình nhất định và tùy thuộc vào nhà cung cấp VPN. Bạn có thể gặp phải sự cố rò rỉ trên Windows, Mac, Linux, Android, iOS và bất kỳ thiết bị hoặc hệ điều hành nào khác mà bạn kết nối với VPN.
Trong hầu hết các tình huống được cấu hình đúng, máy tính sẽ thiết lập kết nối với VPN. Để làm điều đó, nó sẽ sử dụng ISP và các máy chủ DNS của ISP. Điều đó hoàn toàn ổn, vì ISP luôn thấy bạn đang kết nối với VPN. Sau đó, kết nối sẽ chuyển sang sử dụng DNS của VPN và máy chủ đó phải được truy cập trên cùng một mạng với máy chủ VPN. Phương pháp này đảm bảo lưu lượng DNS được mã hóa, vì nó sử dụng cùng một tunnel như các lưu lượng VPN khác.
Trong hầu hết mọi trường hợp, kết nối của bạn được thiết lập theo cách này mà bạn không biết hoặc không có hướng dẫn rõ ràng, bởi vì các VPN client mà bạn tải xuống từ nhà cung cấp đã thiết lập mọi thứ cho bạn. Tuy nhiên, nếu đang sử dụng cấu hình OpenVPN mặc định, bạn có thể đảm bảo kết nối của mình tuân theo mẫu này.
Nếu vì lý do nào đó, sự cố xảy ra và mô hình này không được tuân theo, lưu lượng DNS có thể thoát khỏi VPN tunnel và được nhìn thấy từ bên ngoài.
Theo mặc định, các yêu cầu DNS không được mã hóa. Một số máy chủ DNS đang ngày càng làm tốt hơn trong việc giải quyết vấn đề này, nhưng hầu hết các ISP không hỗ trợ việc mã hóa yêu cầu DNS. Ngay cả khi họ làm vậy, việc đó cũng sẽ không giải quyết được nhiều điều cho bạn, với tư cách là người dùng.
Mặc dù khó có khả năng phát sinh sự cố, nhưng tất cả mọi thứ trên đời đều có thể xảy ra. Ví dụ, nếu client của bạn được cấu hình để sử dụng một DNS server cụ thể trên mạng VPN. Nếu server đó hiện không thể truy cập được hoặc đang gặp phải lượng truy cập cao bất thường và hết thời gian chờ, client sẽ quay trở lại DNS server mặc định được cấu hình trong hệ điều hành và bạn chính thức bị rò rỉ DNS.
Theo Quantrimang
0 Nhận xét