Header Ads Widget

Chưa có quảng cáo

Phổ biến nhất

6/recent/ticker-posts

GDCD 7 - Bài 1: Sống giản dị

1. TRUYỆN ĐỌC
Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc lập
    Sáng sớm tinh mơ ngày 2 tháng 9 năm 1945, từ các làng ngoại thành và các tỉnh quanh Thủ đô Hà Nội, gần một triệu người tay cầm cờ, hoa, biểu ngữ đã trùng trùng điệp điệp kéo về Quảng trường Ba Đình, tràn ngập cả những đường phố xung quanh. Dưới bầu trời mùa thu trong xanh, lá cờ đỏ sao vàng hiên ngang phấp phới trên lễ đài như vẫy gọi, chào đón đàn con yêu của đất nước.
    Trong buổi lễ long trọng, người dân Việt Nam náo nức chờ đợi được thấy Lãnh tụ, vị Chủ tịch đầu tiên của nước Cộng hòa mới. Trong trí tưởng tượng của mọi người, vị Chủ tịch nước đầu tiên sẽ không mặc áo hoàng bào, thắt đai khảm ngọc như một vị Hoàng đế ngày xưa, nhưng nhất định phải ăn mặc sang trọng và đầy vẻ uy nghiêm.
    Nhưng khi Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện trên lễ đài, mọi người đã vô cùng ngạc nhiên. Chủ tịch Hồ Chí Minh cười đôn hậu, vẫy chào đồng bào, thân mật giản dị như một người cha hiền về với đàn con. Bác mặc bộ quần áo ka-ki, đội mũ vải đã bạc màu và đi đôi dép cao su bình dị. Cả một biển người xao động, hò reo như sấm dậy, ai cũng cố nghển cao lên để nhìn cho rõ Người. Nhiều người không cầm được nước mắt vì sung sướng, cảm động khi được nhìn thấy Bác Hồ.
    "Tôi nói đồng bào nghe rõ không?"
    Với giọng nói ấm áp, gần gũi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xóa tan tất cả những gì còn xa cách giữa vị chủ tịch nước với mọi người và Người thật sự là vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.
(Theo Bác Hồ kính yêu. NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1977)

Gợi ý
a) Em có nhận xét gì về trang phục, tác phong và lời nói của Bác Hồ trong truyện đọc trên?
Giaỉ

- Trái ngược với vẻ hào quang của một vị Chủ tịch, Bác mặc bộ ka - ki, đội mũ vải đã bạc màu và đi đôi dép cao su => Trang phục giản dị không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh lúc đó.

- Bác thân mật giản dị như một người cha hiền về với đàn con: cười đôn hậu, vẫy chào đồng bào, giọng nói thì ấm áp, gần gũi

=> Tác phong của Bác nhanh nhẹn và lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người

b) Theo em, trang phục, tác phong và lời nói của Bác đã có tác động như thế nào tới tình cảm của nhân dân ta? Em hãy tìm thêm những ví dụ khác nói về sự giản dị của Bác Hồ.

Gỉai

* Theo em, trang phục, tác phong và lời nói của Bác đã xóa đi tất cả những gì còn xa cách đối với nhân dân. Người thực sự là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.

* Một số ví dụ khác nói về sự giản dị của Bác Hồ:

- Sau khi giành được độc lập, Bác về sống với Thủ đô Hà Nội trong một ngôi nhà sàn làm bằng gỗ.

-  Trong những bài viết, những lời kêu gọi Bác Hồ luôn dùng những từ ngữ dễ hiểu, dễ đọc để ai cũng có thể hiểu được.

- Vật dụng trong nhà Bác hết sức đơn sơ: giường mây, chiếu cói, chăn đơn...

- Bữa ăn của Bác đạm bạc, lúc nào cũng có rau, tương, cà (món ăn quê hương).

Bác gần gũi với mọi người, kính trọng cụ già, thương đàn cháu nhỏ... 

c) Tính giản dị còn biểu hiện ở những khía cạnh nào khác trong cuộc sống? Lấy ví dụ minh họa.

Giải

- Không xa hoa lãng phí, phô trương.

- Không cầu kì kiểu cách.

- Không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.

- Thẳng thắn, chân thật, chan hoà, vui vẻ, gần gũi, hoà hợp với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.

d) Sống giản dị có tác dụng gì trong cuộc sống của chúng ta?

Giải

Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có của mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.

2. NỘI DUNG BÀI HỌC

a) Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, biểu hiện ở chỗ: không xa hoa lãng phí; không cầu kì kiểu cách.

b) Gỉan dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.

- Tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

- Danh ngôn: "Trang bị quý nhất của một người là khiêm tốn và giản dị"

Ph. Ăng-ghen

3. BÀI TẬP

a) Trong các tranh sau đây, theo em, bức tranh nào thể hiện tính giản dị của học sinh khi đến trường? Vì sao?


Giaỉ

- Bức tranh (3) thể hiện đức tính giản dị. Bởi vì: Bức tranh (3) thể hiện đúng tác phong của người học sinh, trang phục nghiêm túc, phù hợp với lứa tuổi học sinh, tác phong nhanh nhẹn, vui tươi.

- Các bức bức tranh còn lại không phù hợp với lứa tuổi của học sinh: sự vội vàng, trang điểm son phấn, loè loẹt, mang giày cao gót, đeo kính râm, mặc áo phông, khi đến trường.

b) Trong các biểu hiện sau đây, theo em, biểu hiện nào nói lên tính giản dị?

(1) Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy;

(2) Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu;

(3) Nói năng cộc lốc, trống không;

(4) Làm việc gì cũng sơ sài, qua loa;

(5) Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở;

(6) Thái độ khách sáo, kiểu cách;

(7) Tổ chức sinh nhật linh đình.

Giaỉ

Trong các câu trên, biểu hiện nói lên tính giản dị là:

- (2) Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu.

- (5) Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở.

c) Tìm thêm những biểu hiện khác của tính giản dị và không giản dị trong cuộc sống hằng ngày mà em biết.

Giaỉ

Học sinh tự đưa ra. Một số ví dụ để tham khảo:

-  Biểu hiện của tính giản dị:

+ Mặc dù nhà rất khá giả nhưng lúc nào Hạnh cũng ăn mặc giản dị, gần gũi, vui vẻ, chan hòa với các bạn.

+ Sinh nhật lần thứ 12, Đức tổ chức rất đơn giản song thật là vui vẻ, đầm ấm.

+ Bạn Lan luôn mặc đồng phục khi đến trường.

-  Biểu hiện của tính không giản dị:

+ Gia đình Lộc cuộc sống khó khăn: bố về hưu, mẹ làm công nhân, song Lộc lúc nào cũng đua đòi chưng diện.

+ Nhi hay xin tiền bố mẹ đi chơi game, ăn vặt.

+ Phúc học giỏi nhưng rất ít khi Phúc gần gũi giúp đỡ những bạn học còn yếu.

d) Tìm tấm gương sống giản dị của những người xung quanh em.

Giaỉ

Học sinh tự đưa ra. Dưới đây là ví dụ để tham khảo:

Nhi là bạn thân của em, dù bố mẹ là chủ một doanh nghiệp lớn nhưng bạn vẫn sống rất giản dị, không hề đua đòi hay la cà quán xá. Hàng ngày bạn luôn về nhà đúng giờ để nhặt rau, chuẩn bị món ăn cùng mẹ. Và bạn luôn làm những gì bạn cảm thấy đúng và biết nhận sai.

đ) Theo em, học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị?

Giaỉ

Học sinh tự đưa ra. Dựa vào phần nội dung bài học để trả lời.

e) Em hãy sưu tầm một số câu thơ, câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tính giản dị.

Giaỉ

Học sinh tự đưa ra. Tham khảo tại đây: Những câu ca dao tục ngữ nói về tính giản dị

👉👉 Xem những bài học tiếp theo và cùng chuyên đề:

Bài 2: Trung thực | Bài 3: Tự trọng | Bài 4: Đạo đức và kỉ luật | Bài 5: Yêu thương con người | Bài 6: Tôn sư trọng đạo | Bài 7: Đoàn kết, tương trợ | Bài 8: Khoan dung | Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa | Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ | Bài 11: Tự tin | Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch | Bài 13 (theo chương trình học hiện tại đang học): Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam |

👉👉 Khác: GDCD 6 | GDCD 7 | GDCD 8 | GDCD 9 | GDCD 10 | GDCD 11 | GDCD 12 |

Đăng nhận xét

0 Nhận xét